Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau trung ương

22:46 |
Thuốc giảm đau trung ương
4 nguyên tắc trong sử dụng thuốc giảm đau trung ương
+ Chỉ sử dụng trong trường hợp đau ở mức độ nặng và vừa khi nhóm giảm đau ngoại vi không đủ hiệu lực
+ Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp tùy mức độ đau
+ Thuốc được dung đêu đặn để nồng độ trong máu ổn định với đau ung thư
+ Lưu ý việc dùng các biện pháp hỗ trợ và thuốc để giảm tác dụng không mong muốn

- Nguyên tắc 1:

Chỉ sử dụng trong trường hợp đau ở mức độ nặng và vừa khi nhóm giảm đau ngoại vi không đủ hiệu lực.

Các thuốc giảm đau TW với đại diện tiêu biểu là morphin có tác dụng với mọi trạng thái đau nhưng được chỉ định rất hạn chế do nguy cơ gây nghiện và ức chế hô hấp ; nguy cơ này thường gặp khi sử dụng ở bệnh nhân đau ở mức đọ nhẹ hoặc sử dụng với tác dụng không phải để giảm đau, thí dụ để giảm ho, cầm ỉa chảy. Ngược lại, ở bênh nhân bị đau, đau do ung thư lại rất ít nguy cơ vì xung động đau làm giảm quá trình ức chế và nguy cơ nghiện. Khả năng gây nghiện và ức chế hô hấp theo liều và độ dài điều trị. Các biện pháp để hạn chế tác dụng không mong muốn này bao gồm :
+ Khi cần tăng liều thì nên giữ nguyên mức liều 1 lần, tăng số lầm dùng trong ngày nghĩa là chia nhỏ liều ra dùng nhiều lần hoặc giữ nguyên mức liều và phối hợp them với nhóm giảm đau ngoại vi nhất là paracetamol.
+ Độ dài điêu trị cố gắng ngắn nhất. khi mức độ đau giảm giảm thì nên chuyển sang nhóm giảm đau ngoại vi

- Nguyên tắc 2

Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp tùy mưc độ đau.

Với những TH đau ở mức độ nhẹ: thuốc giảm đau ngoại vi được lựa chọn hàng đầu. Trong TH đau có kèm viêm thì sẽ phù hợp nếu dùng các NSAID. Paracetamol có thể sử dụng trong mọi TH, dùng đơn độc trong TH đau nhẹ hoặc phối hợp ở mọi mức độ đau
Những TH đau cường độ mạnh: gãy xương đùi, đau sau mổ, cơn nhồi máu cơ tim, bỏng nặng, ung thư giai đoạn cuối…., mức liều các chế phẩm opiate thường đòi hỏi khá cao, vượt quá mức liều thông thường. Như vậy nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn cao
Thuốc hỗ trợ: VD: Chống động kinh ( loại đau: đau thần kinh, đau nhói, đau rát ) : carbamazepine, phenytoin

- Nguyên tắc 3

Thuốc được sử dụng đều đặn để có nồng độ thuốc trong máu ổn định với đau ung thư.

Với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan. Đau là một cản trở lớn nhất cho cuộc sống của họ vì đau với cường độ manh và triền miên. Bệnh nhân biết quy luật đau của mình và thường chờ đợi cơn đau với một nỗi sợ hãi ảm ảnh. Tình trạng này làm cho cường độ đau thêm nặng. Vì vậy, với đối tượng này, nếu giữ được nồng độ thuốc giảm đau trong máu ổn định thì sẽ làm cho cơn đau không còn nữa, tâm trạng bệnh nhân được cải thiện và nhờ vậy liều thuốc cũng được giảm đi.
Điều khó khăn nhất là thời gian tác dụng của các thuốc nhóm này ngắn, do đó thường phải đưa nhiều lần. Các dạng thuốc uống tác dụng kéo dài giúp giải quyết được mâu thuẫn này

- Nguyên tắc 4

Lưu ý giảm tác dụng không mong muốn bằng các biện pháp hỗ trợ hoặc thuốc

Các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc giảm đau trung ương:
+ Buồn nôn, nôn, táo bón
+ Co thắt cơ vòng
+ Gây nghiện
+ Ức chế hô hấp
+ Tụt huyết áp

Đọc Thêm…

Glucocorticoid và nguy cơ gãy xương trên người dùng

14:47 |
Hiện nay tình trạng sử dụng Glucocorticoid(GC) đang khá phổ biến trong các đơn thuốc và thậm chí là trong việc mua thuốc OTC mà tình trạng kiểm soát vẫn chưa được chặt chẽ cho lắm. Chính vì vậy mà các bạn nên tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để biết cách dùng GC hợp lí. 
Thuốc glucocorticoid sử dụng như nào.


Tác dụng phụ phổ biến và được lưu tâm nhiều nhất của GC là trên xương. Vậy thì GC ảnh hưởng như thế nào và những khuyến cáo trong điều trị

Liều dùng(Do) : Xảy ra tác dụng phụ trên xương với mọi mức liều (từ 2.5mg/ngày). Liều càng cao thì tỉ lệ gãy xương càng cao

Thời gian (T) : Xuất hiện khá muộn tầm khoảng 3-6 tháng sau khi bắt đầu điều trị

Nhạy cảm (S): GC nhạy cảm với người cao tuổi, phụ nữ, Người Mĩ gốc Phi, với các thuốc DMARD, người có tiền sử loãng xương(T-score< -2.5)

Nghiên cứu:  Trên Use of oral corticosteroid and risk of fractures của j. Bone Miner Res :
Nghiên cứu tiến hành trên 2 nhóm bệnh nhân tại các phòng khám ở Anh, với độ tuổi trung bình 57
  • Nhóm điều trị 244235 Bn dùng GC đường uống
  • Nhóm chứng: 244235 BN không dùng GC 
Cả 2 nhóm đều khớp với nhau về giới tình, tuổi, nơi điều trị
Thời gian theo dõi trung bình của nhóm điều trị và nhòm chứng lần lượt là 1,3 và 2,7 năm

 Kết quả của nghiên cứu cho thấy :
  • Nguy cơ gãy xương ở người dùng GC cao hơn nhóm không dùng từ 9-160%
  • Nguy cơ gãy xương ở nhóm dùng GC cao hơn nhóm không dùng GC ở tất cả các mức liều sử dụng
Khuyến cáo đánh giá nguy cơ gãy xương trong 10 năm bằng công cụ FRAX(WHO)
  • Có mối liên quan về liều giữa việc dùng glucocorticoid trong thời gian lớn hơn 3 tháng và nguy cơ gãy xương. Liều tương đương liều Prednisolon 2.5-7.5 mg/ngày.
  • Thường xuyên sử dụng ngắt quãng glucocorticoid cũng làm tăng nguy cơ gãy xương. Do sự biến thiên về chế độ liều nên nguy cơ này không được định lượng
  • Glucocorticoid liều cao dạng khí dung cũng có thể là yếu tố nguy cơ của gãy xương 
  • Thay thế Glucocorticoid hợp lí ở những bệnh nhân suy giảm chức năng tuyến thượng thận không làm tăng nguy cơ gãy xương
Cách khắc phục nguy cơ gãy xương do Glucocorticoid 
  • Vận động, dinh dưỡng hợp lí bằng cách tập thể dục, ăn uống bổ sung protein và bổ sung Canxi hợp lí
  • Bổ sung Vitamin D theo RDA là 1-1,5g calci/ ngày và 400UI vitamin D/ngày
  • Sử dụng Biphosphonat (Biệt dược là Alendronat; Risedronat) trong phòng và điều trị mất xương do GC
  • Bổ sung Hormon
  • Cân nhắc sử dụng sinh dục tùy từng đối tượng phù hợp
  • Calcitonin: Cục quản lí dược Việt Nam hiện tạm ngừng cấp số đăng kí lần đầu và đăng kí lại đối với thuốc chứa Calcitonin dạng xịt mũi để điều trị loãng xương
Bài liên quan: Nguyên tắc sử dụng của Glucocorticoid
Đọc Thêm…

Chủ đề

Liên hệ đặt banner

Banner